

Sơn chống hà Trung Quốc, sơn chống hà giả nguyên nhân tiềm ẩn gây ung thư
Ngày đăng : 15/12/2015, Posted by soncongnghiephanghai.com
Việc cắt phá tàu sẽ khiến cho công nhân phải trực tiếp hít thở khói chứa các chất độc hại từ những lớp sơn chống hà cũ, nhiều chất trong số đó đến nay đã bị cấm sử dụng do là tác nhân gây ung thư, gây biến đổi gene; dầu, mỡ, amiăng...
Các chất này cũng bị vương vãi tại khu vực phá dỡ gây ô nhiễm các vực nước khi có mưa lớn; chất thải rắn chứa chất nguy hại như amiăng, cặn sơn chỉ được chôn lấp thông thường, thậm chí ngay trong khuôn viên của cơ sở phá dỡ.
"Cơ chế gây hại của các chất này đã quá rõ ràng, nó sẽ đi từ môi trường, ngấm vào đường nước, không khí và con người sẽ sử dụng nguồn nước ô nhiễm đó và sinh ra bệnh tật", TS Cát nói.
Ông Bình thì lo ngại: "Cứ nói tại sao ung thư ngày càng nhiều, câu trả lời rất đơn giản là môi trường ngày càng ô nhiễm. Nếu hoạt động phá dỡ tàu cũ được cho phép nhưng các cơ quan quản lý môi trường không làm nghiêm, giám sát chặt thì thực sự điều này là một thảm họa đối với môi trường".
Trước đây Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 đã cấm nhập khẩu chất thải dưới mọi hình thức. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã có Công văn số 1122/BKHCNMT-MTg ngày 03/5/2002 gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo cụ thể về thực trạng nhập khẩu tàu cũ để phá dỡ, kiến nghị không nên cho phép nhập khẩu tàu cũ để phá dỡ mà chỉ phá dỡ tàu cũ trong nước.
Sau đó Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo đình chỉ hoạt động gia công phá dỡ tàu cũ cho nước ngoài hoặc nhập tàu cũ để phá dỡ lấy thép phế liệu tái xuất thông qua Công văn số 3880/VPCP-KG ngày 15/7/2002 của Văn phòng Chính phủ.
Theo Nghị quyết Chính phủ vừa ban hành, Việt Nam sẽ gia nhập Công ước quốc tế về kiểm soát các hệ thống sơn chống hà độc hại của tàu năm 2001 (Công ước AFS).
Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện Công ước. Bộ Ngoại giao hoàn tất các thủ tục đối ngoại theo quy định hiện hành.
Theo Bộ Giao thông vận tải, hệ thống chống hà sử dụng cho sơn bề mặt tàu biển có chứa các hợp chất ảnh hưởng đến môi trường biển, nhiễm độc cho các loài sinh vật biển và sức khỏe con người. Nhằm loại bỏ các sơn chống hà gây độc hại, Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) đã thông qua Công ước AFS vào năm 2001. Tính đến tháng 4-2015, đã có 69 quốc gia tham gia Công ước AFS, chiếm hơn 84% tổng dung tích đội tàu thế giới.
Tàu biển Việt Nam cập cảng các nước thành viên Công ước AFS phải tuân thủ các yêu cầu của Công ước này và phải được cấp giấy chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn của Công ước. Khi tham gia Công ước, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam được quyền kiểm tra, đánh giá các tàu treo cờ Việt Nam và cấp giấy chứng nhận theo yêu cầu của Công ước, tạo điều kiện thuận lợi cho đội tàu Việt Nam hoạt động trên các tuyến vận tải quốc tế; đồng thời có quyền yêu cầu tàu biển các nước tuân thủ và đáp ứng quy định của Công ước khi cập cảng để đảm bảo môi trường biển của Việt Nam.
Nhãn : sơn chống hà sơn chống ăn mòn kim loại sơn công nghiệp sơn công nghiệp epoxy sơn chống rỉ sơn tàu biển sơn jotun sơn joton sơn lót chống ăn mòn son cong nghiep

Design by hOlY8x - QuangGo