

An toàn khi thi công sơn trong các hầm
Ngày đăng : 13/10/2015, Posted by soncongnghiephanghai.com
Khi tiến hành thi công sơn trong tank hoặc các không gian kín, ở đó sự đối lưu của không khí bị hạn chế nên phải kiểm tra các bước thi công.
Sự thông gió phải được tiến hành nhằm giữ cho nồng độ của hơi dung môi nằm dưới giới hạn nổ dưới.
Thuật ngữ “giới hạn nổ dưới” nghĩa là thể tích thống nhất của hơi dung môi trong không khí mà ở điểm đó hỗn hợp sẽ nổ nếu có ngọn lửa hoặc tia lửa đánh lửa. Nếu nồng độ hơi dung môi không đạt tới giới hạn nổ dưới thì không xảy ra nổ. Do vậy việc thông gió đầy đủ là rất cần thiết cho việc thi công sơn an toàn.
Nồng độ dung môi cao không có lợi cho hô hấp. Có thể phát hiện thấy nồng độ hơi dung môi độc, cao, bởi mùi hắc và sốc. Người thi công nên nhìn kỹ các ký hiệu như xác định sự kích thích lên mắt và mũi.
Điều đó xảy ra ở mức nồng độ dưới giới hạn gây độc, và cần phải thông gió tốt hơn.
Có thể dung môi không phải cực kỳ độc xong người công nhân nên đeo mặt nạ khí nén, và phải thông gió đầy đủ để giữ cho hơi dung môi ở dưới giới hạn nổ.
Các nội quy phòng tránh được tóm tắt sau đây: Khi thi công hoặc sử dụng sơn có dung môi trong tank hoặc các khoang không gian kín:
1. Có thông gió đủ lưu lượng ở mọi nơi trong tank, giữ cho hỗn hợp ở dưới giới hạn nổ dưới.Việc thông gió duy trì trong suốt quá trình thi công, đến khi hoàn thành và còn kéo dài ít nhất là 3 giờ.
2. Công nhân phải sử dụng mặt nạ khí trong tank và vùng không gian kín.
3. Hơi dung môi phải được loại bỏ ra khỏi tank bằng cách hút.
Đại bộ phân hơi dung môi nặng hơn không khí nên thường nằm ở phần đáy của tank hoặc phần dưới của không gian kín. Việc bố trí hệ thống thông các vị trí xa và các vùng thấp được chú ý thận trọng.
4. Các trang bị được sử dụng phải là chống nổ và chống đánh lửa. Các cáp điện, mô tơ và trang bị chiếu sáng đều là chống nổ. Các hộp nối đấu điện không được để trong tank, các loại bóng đèn chiếu sáng sử dụng phải là chống nổ, cũng như các cáp điện phải được bảo quản cẩn thận không được cắt đứt sự tạo đánh tia lửa điện.
Ở các vùng nguy hiểm, các trang bị bằng kim loại và công cụ cầm tay phải là loại không phát ra tia lửa điện, mũ và đế giày của công nhân phải bằng cao su.
5. Cấm hút thuốc, các nguồn lửa hoặc tia lửa hay các loại phát ra tia lửa khác.
6. Cung cấp khí để thở phải đầy đủ.
7. Điều kiện trong quá trình thi công sơn:
Phải duy trì các điều kiện sau đây: trong khi phun cát, thi công sơn và thời gian khô đóng rắn hoàn toàn (trong vòng 7 ngày sau khi sơn xong).
7.1. Nhiệt độ bề mặt thép là trên 100C và cao hơn điểm sương ít nhất là 50C. Trong khi phun cát đến sơn lớp thứ nhất hoàn thành và cao hơn điểm sương 30C khi thi công lớp sơn thứ 2 và tiếp đóù.
7.2. Thông gió.
Sau khi sơn và trong quá trình sơn, phun cát phải có thông gió, lưu lượng thông gió: Trong khi phun cát và sơn...gấp trên 2 lần thể tích tank/giờ (thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện thi công sơn cụ thể).
Sau khi sơn 48 giờ sau khi sơn gấp 5 lần thể tích tank/giờ. Tới 7 ngày ... gấp trên 2 lần thể tích tank/giờ.
8.An toàn về sinh và công nghiệp khi sơn.
8.1. Sơn là chất dễ dây cháy phải tính được các nguồn lửa.
8.2. Phải thông giớ như chỉ dẫn ở phần 5 (2) (3)
Trong khi sơn phòng chống cháy nổ, khí cháy do dung môi trong sơn và phải tiến hành kiểm tra nồng độ khí cháy bằng thiết bị đo.
Khi thiết bị đo chỉ quá 0,05% phải ngừng thi công.
8.3. Trong khi sơn người thi công phải mang các trang bị bảo hộ như mặt nạ khí, găng tay.
8.4. Thiết bị phun chân không phải được tiếp đất khi sơn.
Ghi chú: Nồng độ hơi dung môi cho phép tối đa (AC GIII) ... 100 PPM
Giới hạn nổ ... 1,0 - 15,7% (theo thể tích )
Nhãn : sơn công nghiệp sơn sàn epoxy thi công sơn sàn sơn bồn chứa két nước sơn đường ống sơn giao thông sơn chịu nhiệt sơn công nghiệp epoxy sơn hai thành phần sơn bồn chứa

Design by hOlY8x - QuangGo